Siêu Tính - Sieutinh.com

Trải nghiệm về giảm tình trạng ngủ dậy mệt mỏi

Thời gian trước, mỗi buổi sáng thức dậy mình luôn cảm thấy toàn thân mệt mỏi, cảm giác không muốn thức dậy, ngoài ra tinh thần hay cảm thấy tiêu cực, làm việc thiếu tập trung, chán nản, làm việc và học tập kém hiệu quả. 

Sau đó mình tìm hiểu nhiều thông tin về sức khỏe cũng như luyện tập, ăn uống lành mạnh, mình áp dụng 1 tháng đã gần như khỏi hẳn. Không còn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần lạc quan, năng động và tập trung nhiều vào công việc và học tập hơn.

Sắp xếp lại thời gian ngủ hợp lý

Cấu trúc lại thời gian ngủ nghỉ hợp lý để giảm ngủ dậy mệt mỏi

Để có 1 buổi sáng hôm sau thật năng động, bạn cần phải ngủ đủ giấc hoặc ít nhất bạn phải ngủ đúng chu kỳ của giấc ngủ, để biết về chu kỳ của giấc ngủ bạn có thể xem bài viết sau: Tính chu kỳ giấc ngủ

Người bình thường thời gian ngủ từ 6-8 tiếng hoặc có khi 10 tiếng, sau 1 ngày dài làm việc bạn cần để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ. Ngoài ra Bạn cần phải ngủ đúng giờ,  “Giấc ngủ đẹp” là giấc ngủ phải bắt đầu ngủ từ 10 giờ tối, vì thời gian 10 giờ tối đến 2 giờ sáng là thời gian cơ thể trao đổi chất nhiều nhất, không thức khuya qua khoảng thời gian trên, nếu thức khuya dù cho ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày cũng dễ bị rối loạn đồng hồ sinh học, gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Mở đèn quá sáng khi ngủ dẫn đến ngủ dậy mệt mỏi

Mở đèn quá sáng khi ngủ

Mở đèn quá sáng khi ngủ, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ 

Ngủ trong khi mở đèn sáng trong một thời gian dài có hại cho thị lực. Tắt đèn trong khi ngủ giúp cho nhãn cầu và cơ bắp có thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Nếu chúng tiếp xúc với ánh sáng trong một thời gian dài khi ngủ, ánh sáng sẽ tiếp tục kích thích mắt, nhãn cầu và cơ bắp sẽ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi hoàn toàn. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rất dễ gây tổn thương võng mạc và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thị lực. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bật đèn trong khi trẻ đang ngủ sẽ tăng gấp đôi khả năng bị cận thị.

Ngoài ra mở đèn trong khi ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sẽ làm cho chúng ta không có 1 giấc ngủ sâu, sẽ khiến cơ thể mệt mỏi.

Uống nhiều cà phê

Có nhiều nghiên cứu cho rằng, uống quá nhiều cà phê có thể gây ra trầm cảm, tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến cảm xúc. Ngoài ra, uống cà phê trước khi ngủ sẽ làm cho bộ não tỉnh táo, gây mất ngủ, sẽ làm cho Bạn không có 1 giấc ngủ trọn vẹn, khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Sau khi thức dậy, mình thường hay dùng cà phê mỗi ngày, và đã trở thành thói quen. Dùng cà phê mỗi ngày khi không cần thiết, khiến tâm trạng của mình dễ tiêu cực, ảnh hưởng đến công việc hằng ngày. Ngưng uống cà phê 1 thời gian mình cảm thấy tâm trạng cũng như giấc ngủ mình được cải thiện nhiều hơn.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm nhiều bệnh mãn tính

Do tính chất công việc nên mình thường xuyên ăn uống bừa bãi. Ăn nhiều tinh bột, đường và chất béo, khiến cơ thể mình sau khi ăn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải. Hơn nữa với chế độ ăn uống như trên còn gây ra 1 số bệnh như trào ngược axit, ợ chua. Ngoài ra, thói quen ăn đêm thường xuyên sẽ làm chúng ta ngủ nhiều hơn vào hôm sau, cơ thể cảm thấy lười biếng khi thức dậy. Ngoài ra thiếu chất đạm protein còn khiến cơ thể mệt mỏi, không dẻo dai, làm việc mau chóng mệt mỏi, dễ uể oải.

Sau khi thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, áp dụng chế độ ăn uống 30% đạm, 30% tinh bột, và 30% chất béo và ăn nhiều chất xơ cũng như bổ sung đầy đủ nước, tính toán khẩu phần ăn hợp lý với tính chất công việc và hoạt động hằng ngày,  Cơ thể bắt đầu cảm thấy khỏe hơn, cải thiện được giấc ngủ, những bệnh được xem là bệnh mãn tính đã khỏi hẳn, mỗi ngày thức dậy luôn cảm thấy năng động, làm việc được hiệu quả hơn.

Ngày đăng 16-05-2020

Chủ đề: